Khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển đất nước In trang
05/11/2020 08:49 SA

(ĐHXIII) – Thực hiện Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch của Bộ Tư pháp về việc triển khai hoạt động nghiên cứu, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, sáng 4/11, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng”.

Khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển đất nước

Phát biểu tại Tọa đàm, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhận định, nhiệm kỳ này là nhiệm kỳ thắng lợi lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, dân chủ càng ngày càng được tăng cường và toàn diện.

Đánh giá về chủ đề của Đại hội, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, một trong những điểm mới nổi bật là khơi dậy khát vọng phát triển đất nước.

Ông Nguyễn Túc nêu rõ: Dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, vì thế trong điều kiện hiện nay, chúng ta cần phải phát huy tinh thần yêu nước, qua đó khắc phục thu nhập trung bình để nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn. Nếu như nhiệm kỳ từ Đại hội VIII đến Đại hội XI, chúng ta chưa chắc đạt được vì chưa có cơ sở, nhưng bây giờ chúng ta đã thắng lợi toàn diện trên mọi lĩnh vực nên cần có khát vọng mạnh mẽ trong việc đưa đất nước "cất cánh" trong giai đoạn phát triển mới.

Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: TH

Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm.

Ảnh: TH

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Chung, Trưởng phòng Tuyên truyền - Báo chí, Ban Tuyên giáo, Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, nhấn mạnh, chủ đề của Đại hội, “linh hồn” của Đại hội,  lần này có khác so với các kỳ trước, có sự sáng tạo và phát triển.

"Trong văn kiện có nêu lên khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, quan điểm của tôi là chúng ta phải khơi dậy tinh thần phát triển đất nước giàu mạnh hơn. Mục tiêu đặt ra lần này rất cao, đến giữa thế kỷ XXI, phấn đấu nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng XHCN", ông Nguyễn Hữu Chung nêu.

Ông Nguyễn Hữu Chung cho biết, các nước thu nhập cao trên thế giới hiện nay không nhiều, thu nhập từ 12.000 USD trở lên, mà hiện chúng ta đang có thu nhập là 4.000 USD tính theo sức mua; vậy mà 20-25 năm nữa chúng ta phát triển như vậy thì đây là tầm nhìn rất cao. Phải có ý chí, tinh thần, khát vọng phát triển đất nước trở thành quốc gia hùng cường như Bác Hồ mong muốn “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Ông Vũ Hoài Nam, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Bộ Tư pháp) nhận định, chủ đề Đại hội đã khá toàn diện, song ông Nam đề xuất bổ sung thêm cụm từ “mạnh mẽ” phía sau từ “khơi dậy”. Theo ông Nam, bổ sung như vậy vừa thể hiện quyết tâm chính trị, đồng thời cũng cho thấy từ trước đến nay chúng ta đã khơi dậy rồi nhưng cần khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa.

Ngoài ra, liên quan đến chủ đề Đại hội, ông Nam cũng đề xuất nên bổ sung thời điểm cụ thể là “phấn đấu đến năm 2045 thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng XHCN” thay vì chỉ nói “đến giữa thế kỷ XXI” như hiện nay.

Về chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, ông Nam góp ý, cần bổ sung nhiệm vụ tổng kết thực tiễn 35 năm Đổi mới, xây dựng lý luận về mô hình đổi mới của nước ta giai đoạn tiếp theo.

Đề nghị bổ sung nhiệm vụ trọng tâm về tổ chức thi hành pháp luật

Theo ông Tuấn Đạo Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thể hiện xuyên suốt về vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền (NNPQ) XHCN, đặc biệt trong đánh giá, văn kiện Đại hội Đảng lần này đã ghi nhận những đóng góp tích cực trong việc hoàn thiện thể chế giai đoạn trước đây. Đồng thời nhận định, một phần nguyên nhân dẫn đến việc chưa đạt được một số chỉ tiêu, nhiệm vụ là do chưa hoàn thiện được thể chế.

Nhiệm kỳ qua, nghề công chứng nói riêng và hoạt động bổ trợ tư pháp được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan ban, ngành quan tâm. Đặc biệt văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng nhấn mạnh nhiều về vai trò của hoạt động bổ trợ tư pháp trong hoạt động tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

Tuy nhiên, theo ông Thanh, phần đánh giá của Văn kiện chưa thấy đường hướng phát triển tiếp theo của hoạt động bổ trợ tư pháp sau khi tổng kết Nghị quyết số 48 về Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị.

Do đó, sau khi có kết quả tổng kết Nghị quyết 48, Nghị quyết 49, trong văn kiện Đại hội lần thứ XIII, đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cần hoạch định, định hướng chiến lược cho hoạt động bổ trợ tư pháp nói chung và hoạt động công chứng nói riêng để phục vụ đắc lực và hiệu quả hơn cho sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Ông Nguyễn Hồng Tuyến – Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy Bộ Tư pháp, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về pháp luật (Bộ Tư pháp). Ảnh: TH

Ông Nguyễn Hồng Tuyến – Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy Bộ Tư pháp, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về pháp luật (Bộ Tư pháp). Ảnh: TH.

Để khẳng định vai trò của Bộ, ngành Tư pháp trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, ông Tuyến đề nghị xem xét, chỉnh lý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XIII theo hướng đánh giá và nêu bật kết quả thành công của Đảng và Nhân dân ta đã đạt được trong thời gian qua.
Theo ông Nguyễn Hồng Tuyến – Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy Bộ Tư pháp, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về pháp luật (Bộ Tư pháp), về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, dự thảo báo cáo có đề ra một số nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến Bộ, ngành Tư pháp như: Tiếp tục đổi mới qui trình lập pháp, tập trung xây dựng hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước giai đoạn mới; nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược cải cách tư pháp giai đoạn mới, nâng cao hoạt động tư vấn luật và bổ trợ tư pháp.

Về các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII (mục XV dự thảo Báo cáo chính trị), ông Nguyễn Hồng Tuyến đề nghị bổ sung nhiệm vụ trọng tâm về tổ chức thi hành pháp luật. Cụ thể, bổ sung “Chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tổ chức thi hành pháp luật”.

TS Đào Văn Hội, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: TH

TS Đào Văn Hội, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: TH

Ông Đào Văn Hội bày tỏ tin tưởng những ý kiến thảo luận, góp ý tâm huyết của các đại biểu tham dự Tọa đàm sẽ góp phần phát huy tinh thần dân chủ, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động; giúp các cấp ủy hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân đối với Đảng, làm sâu sắc thêm truyền thống “ý Đảng hợp lòng Dân”./.
Kết luận Tọa đàm, TS Đào Văn Hội, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam nhấn mạnh: Việc lấy ý kiến của Nhân dân vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng nhằm tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của Nhân dân tham gia đóng góp với Đảng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

(Daihoi13.dangcongsan.vn)

Lượt xem: 1.155
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 003088804
  •  Đang online: 41
  •  Trong tuần: 21.118
  •  Trong tháng: 11.127
  •  Trong năm: 390.179