Cần xây dựng nội dung toàn diện hơn về các yếu tố tác động mới In trang
01/12/2020 08:18 SA

(ĐHXIII) - Góp ý vào dự thảo Báo cáo Tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình Đại hội XIII của Đảng, các ý kiến từ các đảng bộ và chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bộ NN&PTNT cho rằng, dự thảo cần xây dựng nội dung toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn về các yếu tố tác động mới để đề xuất các kịch bản phát triển đất nước.

Năm 2020, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta (Ảnh minh họa: ĐT)

Cụ thể, các ý kiến đồng ý với nhận định, đánh giá về kết quả đạt được trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm qua: Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra và đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực.

Các ý kiến cũng cho rằng, báo cáo đã dự báo đúng và đầy đủ về bối cảnh quốc tế, khu vực, cơ hội, thách thức và tác động đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian tới. Năm quan điểm phát triển của Chiến lược đã thể hiện rõ và phù hợp, đặc biệt là các nội dung về hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mô hình tăng trưởng, xây dựng nhà nước pháp quyền gắn với phát huy quyền làm chủ của người dân, phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Đây chính là những động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các ý kiến đều thống nhất với 3 đột phá chiến lược nêu trong dự thảo. Ba đột phá này đã phản ánh đúng những trọng tâm, trọng điểm cần thực hiện trong 10 năm tới, nhất là những nội hàm mới được bổ sung vào 3 đột phá như: Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng, lòng tự hào dân tộc và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam.

Các ý kiến đa số đồng tình với chủ trương, chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng được yêu cầu nhân lực chất lượng cao của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Về những nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại đầu tư, ngân sách nhà nước, nợ công, doanh nghiệp,… các ý kiến góp ý đều đồng tình và cho rằng nội dung cơ bản đã đầy đủ. Đồng thời, nhất trí với những nhiệm vụ và giải pháp, cơ chế, chính sách về văn hóa, xã hội, các biện pháp giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, chính sách tiền lương, hệ thống an sinh xã hội, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, y tế dự phòng, xây dựng nền văn hóa, đạo đức con người Việt Nam,… Các ý kiến cũng cho rằng nội dung như trong dự thảo báo cáo là đầy đủ, phù hợp.

Tuy vậy, có ý kiến cũng cho rằng, về đánh giá bối cảnh thực hiện Chiến lược trong giai đoạn 2011-2020, chiến tranh thương mại của các nước lớn và tình hình bệnh dịch toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy cần phân tích sâu hơn về những vấn đề này.

Các ý kiến cũng cho rằng, dự thảo cần xây dựng nội dung toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn, nhất là về các yếu tố tác động mới để đề xuất các kịch bản phát triển đất nước. Cần phân tích thêm về xu thế hội nhập, hợp tác phát triển, phân tích thêm thị trường tài chính, thương mại thế giới. Ngoài ra, cần nhấn mạnh những vấn đề về thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị, tại phần chỉ tiêu về môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42% thay vì 42-43% được nêu trong dự thảo.

(daihoi13.dangcongsan.vn)

Về 3 đột phá chiến lược trong 10 năm tới nêu trong dự thảo, có ý kiến cho rằng, trong đột phá thứ nhất về “hoàn thiện thể chế”, cần nhấn mạnh hơn nội dung đổi mới, sắp xếp lại bộ máy nhà nước và các cơ quan trong hệ thống chính trị cả nước, hệ thống các đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện pháp luật.

Về phương hướng, nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, kiến nghị điều chỉnh nhiệm vụ, giải pháp phát triển chăn nuôi thành: “Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Tập trung nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi. Phát triển các giống đặc sản, chăn nuôi hữu cơ tạo ra các sản phẩm phẩm có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng thị hiếu thị trường. Bố trí quỹ đất phù hợp cho phát triển chăn nuôi…”.

Về những nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm nguồn nước, không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu đã đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững, tuy nhiên, có ý kiến cho rằng dự thảo cần đưa ra các giải pháp quyết liệt để làm giảm ô nhiễm môi trường không những ở đô thị mà còn ở nông thôn.

Ngoài ra, các ý kiến cũng cho rằng, những vấn đề nổi cộm trong báo cáo về thực trạng và phương hướng xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn,… là phù hợp với tình hình thực tế. Có ý kiến cho rằng, cần áp dụng công nghệ thông tin trong giám sát, đánh giá cán bộ công chức và được thực hiện liên tục, thường xuyên trong thi hành công vụ./.

Lượt xem: 1.448
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 003867247
  •  Đang online: 69
  •  Trong tuần: 69
  •  Trong tháng: 81.964
  •  Trong năm: 1.168.620