Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển các lĩnh vực năm 2023 In trang
11/11/2022 03:33 CH

(LĐ online) - Sáng 11/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng - hệ thống chính trị năm 2023.

Description: Quang cảnh Hội nghị

Quang cảnh Hội nghị

Hội nghị do các đồng chí: Võ Ngọc Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Đường Anh Ngữ - Phó Chủ tịch Thường trực và Trương Thành Được – Phó Chủ tịch Ủy viên MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì. Tham dự Hội nghị có đại diện Văn phòng Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện thành trong tỉnh; đại diện Hội đồng tư vấn của Mặt trân… 

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe cơ quan chủ trì soạn thảo nghị quyết thông qua báo cáo dự thảo Nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng - hệ thống chính trị năm 2023. 

Description: Các đồng chí chủ trì Hội nghị

Các đồng chí chủ trì Hội nghị

Theo đó, trong Nghị quyết, Tỉnh ủy xác định chủ đề năm 2023 là: “Quyết liệt, đồng bộ, đột phá, hiệu quả; kỷ cương, nêu gương, bản lĩnh, trách nhiệm, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI”. Với mục tiêu tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; hành động mạnh mẽ, đồng bộ, phát huy lợi thế, tập trung nguồn lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, toàn diện, bền vững, đi đôi với phát huy giá trị văn hóa bản sắc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kịp thời rà soát, hoàn thiện các quy hoạch liên quan cho phù hợp; thực hiện nghiêm quản lý nhà nước về quy hoạch. Tập trung tháo gỡ những rào cản về cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh thu hút đầu tư. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số.  

Chú trọng các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; đẩy mạnh cải cách hành chính, siết chặt kỷ cương, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 

Nghị quyết cũng đề ra nhiệm vụ và giải pháp khái quát là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ để triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, các khâu đột phá, công trình trọng điểm và nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2026. Cụ thể hóa, thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Kết luận Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về kinh tế - xã hội năm 2022 – 2023.

Description: Các đại biểu phát biểu đóng góp ý kiến phản biện tại Hội nghị

Các đại biểu phát biểu đóng góp ý kiến phản biện tại Hội nghị

Tham gia phản biện tại Hội nghị, các đại biểu cơ bản thống nhất cao với nội dung, bố cục, của dự thảo Nghị quyết. Các đại biểu cũng đã phản biện, góp ý trực tiếp vào các nội dung cụ thể của Nghị quyết như: Sự cần thiết của dự thảo Nghị quyết; sự phù hợp của dự thảo Nghị quyết đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tính đúng đắn, khoa học, khả thi của dự thảo Nghị quyết; dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của dự thảo Nghị quyết; tính đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, Nhân dân, tổ chức…  

Trong đó, các đại biểu đề nghị cần điều chỉnh một số từ ngữ trong dự thảo Nghị quyết để phù hợp, dễ hiểu; nên rút gọn chủ đề của Nghị quyết để đảm bảo tính bao quát; làm rõ tính đột phá theo chủ đề Nghị quyết đưa ra. Đại biểu cũng đề nghị cần điều chỉnh một số chỉ tiêu đưa ra trong Nghị quyết như: Về xã nông thôn mới, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch ở thành thị và nước hợp vệ sinh ở nông thôn; xây dựng Đảng. Cùng với đó, đại biểu cũng đề nghị bổ sung thêm một số nội dung vào nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết…  

Tại Hội nghị, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị quyết cũng đã cung cấp thêm một số thông tin và giải trình làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung được đại biểu phản biện. 

Kết luận Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã thay mặt Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cảm ơn các đại biểu đã nhiệt tình, trách nhiệm, phản biện sâu sắc, trên tinh thần góp ý xây dựng cao cho dự thảo Nghị quyết của Tỉnh ủy.  

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng Võ Ngọc Hiệp cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị quyết cần tiếp thu các ý kiến phản biện tại Hội nghị để nghiên cứu, tổng hợp, hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị quyết. 

(Baolamdong.vn)

Lượt xem: 1.554
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 003893118
  •  Đang online: 72
  •  Trong tuần: 25.595
  •  Trong tháng: 107.837
  •  Trong năm: 1.194.493