Đảng Cộng sản Việt Nam: Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng In trang
02/02/2020 05:23 CH

Thực tế phong phú của cách mạng Việt Nam 90 năm qua đã chứng minh rằng sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, làm nên nhiều kỳ tích.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) đã có bài viết về đường lối đổi mới toàn diện của Đảng.

Trải qua 90 mùa Xuân, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từng bước bổ sung, hoàn thiện đường lối đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tại Đại hội VI của Đảng, trong bài phát biểu sau khi được bầu làm Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh, Đại hội lần này đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kế thừa và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Ông cũng thể hiện quyết tâm: Không một trở lực nào có thể ngăn cản bước tiến của chúng ta về phía trước

Tại Đại hội VI của Đảng, trong bài phát biểu sau khi được bầu làm Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh, Đại hội lần này đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kế thừa và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Ông cũng thể hiện quyết tâm: Không một trở lực nào có thể ngăn cản bước tiến của chúng ta về phía trước

 

Đường lối đổi mới toàn diện

Tháng 12/1986, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật," Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện.

Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng không ngừng đổi mới nhận thức và tư duy lý luận về kinh tế, từ tư duy kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang tư duy kinh tế thị trường định hướng xã hội; mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là bước đột phá lý luận cơ bản và sáng tạo của Đảng, là thành quả lý luận quan trọng của Đảng trên cơ sở tổng kết thực tiễn Việt Nam và tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm của thế giới.

Cùng với sự đổi mới trong tư duy lý luận và đường lối kinh tế, trong chỉ đạo thực tiễn, Đảng đã kịp thời, sáng tạo và linh hoạt điều chỉnh chính sách kinh tế phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế phát triển của thời đại; đồng thời, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước và các thành phần kinh tế cũng như sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cùng với những đổi mới về kinh tế, Đảng không ngừng đổi mới tư duy lý luận và đường lối văn hóa, với việc xác định xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, Đảng nhấn mạnh, phát triển văn hóa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế; xây dựng văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế-xã hội; đầu tư cho giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ là đầu tư cho phát triển. Duy trì tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển.

Trên lĩnh vực đối ngoại, thể hiện rõ những đổi mới và sự sáng tạo, linh hoạt trong tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn của Đảng. Với thông điệp “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của các tổ chức quốc tế," tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương “thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế” nhằm hội nhập sâu rộng với thế giới.

Trong bối cảnh mới, khái niệm và nội hàm “bảo vệ Tổ quốc," được xác định đầy đủ hơn bao gồm: bảo vệ Tổ quốc không chỉ là bảo vệ lãnh thổ, biên giới, hải đảo, vùng trời, vùng biển mà còn là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân; bảo vệ kinh tế, văn hóa dân tộc, bảo vệ sự nghiệp đổi mới. Chủ trương bảo vệ Tổ quốc của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hệ thống các quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc “từ sớm," ‘từ xa”; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; quan điểm về xây dựng “thế trận lòng dân” làm nền tảng vững chắc để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng.

Nhận thức lý luận của Đảng về công tác xây dựng Đảng được nâng lên một bước. Đảng khẳng định: Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt có ý nghĩa sống còn trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng; tăng cường “đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến," “tự chuyển hóa."

Bên cạnh đó, Đảng chủ trương tăng cường đổi mới hệ thống chính trị, chú trọng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp. Đồng thời, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng nhân dân.

Dưới ngọn cờ của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung phát triển 2011), Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam vững vàng vượt qua nhiều sóng gió, nhiều thử thách hiểm nghèo, giành nhiều thắng lợi trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Cùng với những thành tựu về mặt lý luận, thực tiễn công cuộc đổi mới của đất nước đã "đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa."

Đại hội VII của Đảng (tháng 6/1991) khẳng định tiếp tục đổi mới đồng bộ, triệt để trên các lĩnh vực với những bước đi, cách làm phù hợp và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Các nghị quyết của Đảng từ Đại hội VIII đến nay tiếp tục khẳng định sự kiên định, kiên trì thực hiện đường lối đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế

Đại hội VII của Đảng (tháng 6/1991) khẳng định tiếp tục đổi mới đồng bộ, triệt để trên các lĩnh vực với những bước đi, cách làm phù hợp và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Các nghị quyết của Đảng từ Đại hội VIII đến nay tiếp tục khẳng định sự kiên định, kiên trì thực hiện đường lối đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế

hân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng

Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã giành được những thành tựu quan trọng: tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt từ 6,5-7%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Đến năm 2019, thu nhập bình quân trên đầu người đạt gần 2.800 USD, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt hơn 360 tỷ USD, thu hút 18 triệu khách quốc tế...

Văn hóa-xã hội có sự chuyển biến tích cực, với những thành tựu quan trọng, đặc biệt là chỉ số phát triển con người (HDI).

Đến năm 2018, tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 94,9%, tuổi thọ trung bình của người dân đạt gần 73,5 tuổi, tỷ lệ nghèo dưới 3%. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên một bước, không khí dân chủ trong xã hội từng bước được phát huy. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; chính trị, xã hội ổn định, an ninh-quốc phòng được giữ vững. Vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.

Đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ ở các mức độ khác nhau với 228 chính đảng tại 112 nước trên khắp các châu lục, trong đó có 59 đảng cầm quyền và 38 đảng tham chính.

Việt Nam hiện có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM). Việt Nam đã chủ động, linh hoạt thực hiện thành công việc ký kết và thực thi có hiệu quả 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác thương mại quan trọng.

Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Lễ ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về việc thành lập Cộng đồng ASEAN 2015, tầm nhìn 2015, ngày 22/11/2015, tại Kuala Lumpur (Malaysia).

Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Lễ ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về việc thành lập Cộng đồng ASEAN 2015, tầm nhìn 2015, ngày 22/11/2015, tại Kuala Lumpur (Malaysia).

 

Thực tế phong phú của cách mạng Việt Nam 90 năm qua đã chứng minh rằng sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, làm nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam được tôi luyện, thử thách và ngày càng trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân.

Những thành tựu to lớn từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập cho đến nay chứng tỏ sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và toàn thể dân tộc.

Dân tộc Việt Nam tự hào về Đảng Cộng sản quang vinh do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam vượt qua mọi chông gai, hiểm nguy để cập bến bờ vinh quang, hạnh phúc.

(Theo TTXVN)

Lượt xem: 1.894
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 003892197
  •  Đang online: 102
  •  Trong tuần: 24.674
  •  Trong tháng: 106.916
  •  Trong năm: 1.193.572