Ý kiến tâm huyết, trí tuệ góp ý vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng In trang
18/12/2020 01:07 CH

(ĐHXIII) – Đóng góp ý kiến vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, các đảng viên thuộc Đảng bộ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đánh giá Dự thảo các văn kiện tập trung trí tuệ của đội ngũ lãnh đạo, chuyên gia các ngành, các cấp, được chuẩn bị công phu, nghiêm túc; nội dung và bố cục chặt chẽ, ngắn gọn, đầy đủ, bao quát.

Đồng chí Nguyễn Phương Nga, Bí thư Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy khóa IX, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phát biểu tại Đại hội.

Đồng chí Nguyễn Phương Nga, Bí thư Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy khóa IX, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phát biểu tại Đại hội Đảng bộ cơ quan Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (Ảnh: Khánh Linh)

Các đảng viên đều thống nhất ý kiến: Trên cơ sở tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 35 năm đổi mới,  Dự thảo các văn kiện có nhiều điểm mới, phản ánh tư duy mới, tầm nhìn mới và cách tiếp cận mới. Dự thảo các văn kiện được hình thành đã dựa trên nền tảng và kiên định với những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; thể hiện sự kiên định đường lối đổi mới và những nguyên tắc xây dựng Đảng; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chủ đề Đại hội và nội dung trong các phần phản ánh toàn diện, thống nhất, có sự kế thừa, phát triển các văn kiện trong đổi mới, đặc biệt là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Văn kiện Đại hội XII. Dự thảo các báo cáo về kinh tế và xây dựng Đảng thống nhất và phản ánh đúng tinh thần của Dự thảo báo cáo chính trị.

Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, nguyên nhân và đúc rút những bài học kinh nghiệm ngắn gọn, cô đọng, đúng mực, đúng thực chất, theo đúng quan điểm của Đảng: nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật.

Các ý kiến tập trung vào một số nội dung quan trọng sau:

1. Về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và diện mạo đất nước qua 35 năm đổi mới:

Hầu hết đảng viên đều nhất trí cao đối với nội dung phần đánh giá tổng quát và những thàn đã đạt được sau 05 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII. Dự thảo báo cáo đã bám sát thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... đánh giá cơ bản sát, đúng với những thành tựu đạt được và những hạn chế, yếu và thực hiện Nghị quyết Đại hội XII. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, những hạn chế vếu kém cơ bản cần khái quát hơn để có cơ sở rút ra những bài học kinh nghiệm.

Về một số kinh nghiệm rút ra sau 05 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII (trang 20): ở kinh nghiệm thứ nhất, một số ý kiến cho rằng nên bỏ hai từ “cán bộ” trong cụm từ “xây dựng, chỉnh đốn Đảng cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ”.

Về dự báo tình hình thế giới và đất nước trong những năm tới, nhiều ý kiến cho rằng phần dự báo tình hình thế giới mới chủ yếu đề cập tới các khó khăn thách thức, chưa nêu được những thuận lợi và cơ hội. Một số ý kiến đề nghị nên bổ sung thêm nội dung của mặt thuận lợi là: “Hợp tác quốc tế được tăng cường nhằm mục tiêu duy trì hòa bình, ổn định, ứng phó với các Thách thức toàn cầu và thúc đẩy phát triển bền vững”. Về mặt khó khăn, nhiều ý kiến cho rằng cần nhấn mạnh đến các vấn đề an phi truyền thống, đặc biệt là thiên tai, dịch bệnh và kiến nghị xem xét, cân nhắc, bổ sung nội dung "Đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến tất cả các quốc gia, làm thay đổi sâu sắc, toàn diện và lâu dài mọi mặt của đời sống quốc tế…”; đồng thời đề nghị bổ sung thêm nội dung “sự gia tăng của chính trị thường luật pháp quốc tế, vi phạm lợi ích của các nước nhỏ”. Các ý kiến cũng đề nghị sửa câu “Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn” thành “Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế sâu, rộng” để thể hiện được nỗ lực và kết quả hội nhập của Việt Nam trong thời gian qua. Một số ý kiến cũng cho rằng cần nhấn mạnh thêm những được sau 35 năm đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó đó có những đóng góp của quá trình hội nhập quốc tế.

Ở quan điểm chỉ đạo thứ nhất, một số ý kiến cho rằng nên bổ sung thêm từ “kiên định” là kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng. Ở quan điểm chỉ đạo thứ hai, đa số các ý kiến cho rằng cần nghiên cứu bổ sung nội dung “bảo vệ môi trường” vào nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Một số ý kiến cho rằng, cần bổ sung vào các nhiệm vụ để phù hợp với yêu cầu và tình hình mới, viết lại nhiệm vụ đầu tiên thành “Phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường là trung tâm”. Ở quan điểm thứ ba, nhiều ý kiến cho rằng trong câu “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước” nên thay từ “Khơi dậy” mạnh mẽ” bằng từ “Phát huy”.

Về mục tiêu phát triển, hầu hết đảng viên trong Đảng bộ lựa chọn phương án 1. Các ý kiến cho rằng các đánh giá đã nêu trong Dự thảo cho thấy, nền kinh tế Việt Nam hiện chưa phát triển bền vững, một số các mục tiêu đề ra từ 10 năm trước chưa đạt được cộng với tác động tiêu cực từ kinh tế thế giới sau Covid-19 nên việc lựa chọn phương 4 phù hợp.

Hầu hết các ý kiến đều nhất trí với các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội 05 năm 2021 - 2025. Nhiều ý kiến kiến nghị nhiệm kỳ này tập trung ưu tiên nội dung “phát triển kinh tế bền vững” thông qua việc ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện các thể chế và phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu giúp cho việc huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội tham gia phát triển kinh tế. Đồng thời, các ý kiến cho rằng các chỉ tiêu tăng trưởng GDP chỉ nên bằng, hoặc thấp hơn mức trng bình của giai đoạn trước, không vượt quá 6%, tốt nhất là từ 5,8 - 6%. Hiện nay, mục tiêu tăng GDP trung bình theo Dự thảo là 7% là cao. Một số ý kiến cũng cho rằng, các mục tiêu về xã hội, như tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo... cần điều chỉnh phù hợp.

Hầu hết các đảng viên đều nhất trí với các định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2011 - 2030. Nhiều ý kiến đề nghị điều chỉnh: Định hướng 4: Trong câu “Xây dựng, phát triển, ... của đất nước” đề nghị thay từ “khơi dậy” bằng từ “phát huy”. Định hướng 7: đưa “an ninh con người” lên trên an ninh mạng”, bỏ cụm từ “nhất là những nhân tố có thể gây đột biến” vì không rõ ý và không cần thiết; Định hướng 8: Đề nghị bổ sung như sau (nội dung bổ sung in đậm, nghiêng, gạch chân): “Tiếp tục thực hiện đường lối đối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình,… ” và đưa cụm từ “không ngừng” lên trước “nâng cao”. Một số ý kiến cho rằng trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, trong định hướng phát triển số 12 cần làm rõ hơn về quan điểm xử lý các cặp quan hệ lớn.

Một số ý kiến cho rằng cần nghiên cứu và quy định trong các và pháp luật về vấn đề sở hữu: các lĩnh vực Nhà nước cần phải độc quyền địa bàn không cho phép đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi và ra đầu tư, trong đó có cả đầu tư nước ngoài. Cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa.

Tại mục 2. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, dự thảo báo cáo đề ra yêu cầu phải “xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh”. Nhiều ý kiến cho rằng đây là nội dung rất quan trọng.

Nhiều ý kiến cho rằng Đảng cần đề ra giải pháp tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Tại khổ 1 trang 44, có ý kiến cho rằng đề nghị có biện pháp nâng cao chất lượng đầu vào của sinh viên ngành sư phạm trước cụm từ “Sắp xếp, đổi mới căn bản hệ thống cơ sở đào tạo sư phạm...”, vì chất lượng đầu vào của sinh viên ngành sư phạm trong những năm gần đây rất thấp so với các ngành khác.

Về thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ, các ý kiến góp ý cơ bản nhất trí với các dự thảo nội dung của phần này. Nhiều ý kiến đề nghị viết gọn lại cho rõ hơn các định hướng ưu tiên, tránh trùng lặp và chỉnh sắp xếp ưu tiên: Chuyển nội dung xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục (Khổ 3 trang 40) lên thành định hướng thứ hai, Chuyển nội dung “Cùng với đế cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã hội, cần đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo... quản lý giáo dục” (Câu cuối của khổ đầu, trang 41) lên vị trí cao hơn, là định hướng thứ ba, trước hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân. Có ý kiến cho rằng, cần định hướng rõ hơn nội dung để mở đường cho việc phân bổ ngân sách cho nghiên cứu khoa học mang tính đặc thù khác với chi hành chính hiện nay, tăng cường các mô hình quỹ hỗ trợ khoa học, quỹ công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, phát triển sản phẩm.

Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, một số ý kiến thay nội dung “tập trung hoàn thiện và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa chuẩn mực con người...” bằng “nghiên cứu, khẳng định những giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ thống tiêu chí giá trị, văn hóa con người Việt Nam hiện đại”. Một số ý kiến đề nghị bổ sung nội dung trong định hướng thứ 1 (trang 43): “đẩy lùi tiêu cực xã hội và các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn tham nhũng, ma túy.

Về tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN, các ý kiến đóng góp cơ bản nhất trí và đề nghị tại trang 49, bổ sung trong câu “Kiên quyết, kiên trìn bảo vệ… Tổ quốc” như sau: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc”.

Về triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, nhiều ý kiến cho rằng tại câu đầu tiên của phần XI (trang 51) nêu “Bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc” là chưa đủ. Cần xem xét nêu rõ “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc…” để khẳng định mạnh mẽ và đẩy đủ yêu cầu này. Nhiều ý kiến cho rằng cần cân nhắc việc xác định “Xây dựng nền ngoại giao hiện đại, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”. Ngoại giao kinh tế là một nhiệm vụ quan trọng những lấy doanh nghiệp là trung tâm phục vụ là chưa phù hợp, đề nghị sửa lại là “…vì lợi ích quốc gia - dân tộc và lợi ích của nhân dân”. Hầu hết các ý kiến đều đề nghị bổ sung thêm một khổ vào trước khổ cuối cùng của định hướng (trang 53) với nội dung: “Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nhân dân các nước, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, công bằng, dân chủ và tiến bộ xã hội”.

Về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, nhiều ý kiến cho rằng phần này có nhiều điểm mới. Tên gọi có thêm cụm từ “cầm quyền của Đảng”. Nội dung đề cập 5 mặt, phản án đầy đủ, toàn diện công tác xây dựng Đảng. Về Điểm 3 với tiêu đề “kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, một số ý kiến kiến nghị tiêu đề cần bổ sung hai từ “quan liêu” thành “kiên quyết, kiên trì đất tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu” và bỏ từ “tiêu cực” trong nội dung phần này.

2. Về dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, hầu hết ý kiến nhất trí cao với những nhận định, đánh giá về kết quả thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Các ý kiến đều cho rằng những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém trong thực hiện Chiến lược 10 năm 2011 - 2020 là xác đáng, sát với thực tiễn. Tuy nhiên, các ý kiến cũng cho rằng nên phân tích sâu hơn về tác động của Covid-19 đến các xu hướng phát triển của thế giới, quan hệ quốc tế và đối với Việt Nam.

Về điểm 9 trong phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, đề nghị bổ sung: “Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững, công bằng, dân chủ và tiến bộ xã hội”.

3. Về dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, các ý kiến đóng góp cho dự thảo báo cáo về cơ bản nhất trí với đánh giá bối cảnh trước và sau Đại hội XII.

Về đánh kết quả, hạn chế và nguyên nhân, nhận định tổng quán, các ý kiến đều nghị điều chỉnh bổ sung một số nội dung: Về kết quả: Tại mục 4. “Về tình hình văn hoá, xã hội và đời sống nhân dân” đề nghị bổ sung thành công trong ứng phó với Covid-19. Tại mục 8. “Công tác đối ngoại và hội - quốc tế” đề nghị bổ sung thêm nội dung về thành tựu của công tác đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế là cụm nguyên nhân thứ ba “Công tác chỉ đạo.... cấp cơ sở”. Đề nghị bổ sung thêm nguyên nhân khách quan là tình hình thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là Covid-19.

Về mục tiêu, đa số ý kiến góp ý lựa chọn mục tiêu tổng quát theo phương án 1. Các ý kiến về cơ bản nhất trí với các mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu cụ thể và đề nghị sử dụng thống nhất cụm từ về bảo vệ Tổ quốc như đã nêu ở các góp ý với dự thảo báo cáo chính trị.

Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Các ý kiến góp ý đều cơ bản nhất trí với nội dung này và đề nghị tại phần IV mục 12 “Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại” cần bổ sung các nội dung về tăng cường công tác đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân. Cụ thể, cân nhắc bổ sung trong mục “Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế tạo môi trường hoà bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước” (trang 239) nội dung sau: “Phát huy vai trò tích cực và sức mạnh của đối ngoại nhân dân trong triển khai các hoạt động đối ngoại, nhất là trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, tăng cường tình hữu nghị và đoàn kết với các nước láng giềng, các nước trong cộng đồng ASEAN và các đối tác quan trọng”.

4. Về dự thảo báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII, tất cả các ý kiến đều cho rằng dự thảo báo cáo đánh giá đầy đủ, đúng, sát với thực tiễn công tác xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng của Đảng ta trong nhiệm kỳ qua.

Phần đánh giá những ưu điểm, thành tựu và hạn chế, khuyết điểmnhiều ý kiến cho rằng cần xem xét lại cùm từ “tham nhũng vặt” vì dễ dẫn đến hiểu sai bản chất là hành vi tham những này không nghiêm trọng. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí phải được tiếp tục quan tâm triển khai quyết liệt, lâu dài, mọi hành vi tham nhũng phải được xử lý theo pháp luật, nên không phân biệt “tham nhũng vặt”. Bên cạnh đó, việc tự kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm vẫn là khâu yếu, vì vậy nên giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho công dân từ khi còn trên ghế nhà trường, đồng thời, lựa chọn đội ngũ làm công tác thanh tra, giám sát vững vàng, không mắc bệnh nể nang, né tránh, có cơ chế phù hợp để người dân giám sát.

Các ý kiến cho rằng đột phá chiến lược đất nước nên xem xét đặt việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân hân lực chất lượng cao là then chốt.

Về điểm 4. Xây dựng tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị (trang 253)- Việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy..., nhiều ý kiến đề nghị bổ sung nội dung: chưa thể chế hoá được các chỉ đạo của Đảng để xác định rõ vị trí, tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách, đối với các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức có đảng đoàn.

Về phương hướng ở nhiệm vụ, giải pháp: Tại mục 2.6. Đề nghị bổ sung nội dung Cập, bất bình đẳng trong cơ chế, chính sách cán bộ,...tạo động gắn bó với cơ quan tổ chức và phấn khởi, hăng say phấn đấu, cống hiến.”

Lượt xem: 1.480
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 003897657
  •  Đang online: 274
  •  Trong tuần: 274
  •  Trong tháng: 112.376
  •  Trong năm: 1.199.032